Nền Móng Ngôi Nhà

37 Phẩm Trợ Đạo

( Chủ Nhà nào phù hợp với loại móng nào thì dùng loại móng đó )

 

Ngũ Căn ( 5 Cơ Quan Căn Bản Trên Cơ Thể Cần Phòng Hộ ):

1* Nhãn căn ( Mắt )

2* Nhĩ căn ( Tai )

3* Tỷ căn ( Mũi )

4* Thiệt căn ( Lưỡi )

5* Thân căn

Thực tập: Đưa nhiều thông tin thiện vào cho các giác quan, sống trong môi trường thiện lành, khi đủ khả năng có thể trải nghiệm sống một mình ở nơi thanh vắng.

Mắt: nhìn, đọc những thông tin tốt có tính chất nuôi dưỡng thiện lành

Tai: lắng nghe những âm thanh tốt có tính chất nuôi dưỡng thiện lành

Mũi: Ngửi những hương thanh khí

Lưỡi: Ăn thức ăn thực vật, toàn phần, đa dạng, đủ màu sắc, ở địa phương theo vùng miền.

Cơ Thể: Rèn luyện

Ngũ Lực ( 5 Khả Năng Cần Rèn Luyện Thành Thói Quen )

1* Tín lực ( Niềm Tin, Lời Hứa, Lời Cam Kết )

Thực tập: đọc ước nguyện hàng ngày ( bài ước nguyện mẫu )

Nhắc tâm trước khi đi nghỉ: “ Tất cả các pháp, các sự việc, những lời nói, ý nghĩ và việc làm đều là giả tạm, đều là nhân quả, đều là vô thường thay đổi. Tất cả các pháp, các sự việc, những lời nói ý nghĩ và việc làm, hãy rời khỏi tâm con, đi hết đi ! Tâm con là tâm không động, thanh thản, an ổn, không sự phiền ”.

Thân thể này không phải là của ta, nên ta không bị kẹt vào những đau nhức trên thân thể này. Tâm trí này thậm chí cũng không phải của ta nên ta cũng không bị kẹt vào những lo, buồn, giận, sợ, tham, ngã mạn, nghi ngờ, chán … của tâm trí này nữa.

Tất cả các cảm thọ trên thân đều là vô thường thay đổi, vô ngã ( không phải ta, là của ta hay của ai hết ). Cảm thọ đều là của nhân quả, hãy đi hết đi, không ở trên thân ta nữa !

2* Tấn lực ( Đều Đặn, Đúng Đắn, Đầy Đủ )

Thực tập: Làm đầy đủ thời khóa, đều đặn, hàng ngày, trong thời gian liên tục

3h đến 5h sáng: mùa xuân của đầu ngày nên gieo hạt thì cây dễ nảy mầm xanh tươi, tốt đẹp:

Năng lượng sống đầu ngày:

+ Khi còn nằm trên giường, mới mở mắt dậy: Đảo lưỡi ( tốt cho tim ), nhai giả ( tốt cho hệ xương khoang miệng ), đánh răng khô 36 lần ( cân bằng âm dương ) ra 3 ngụm nước miếng, ngậm giữ lâu theo thời gian cho phép rồi nuốt ực vô ( điều hòa, cân bằng, vệ sinh hệ tiêu hóa, tăng hệ vi sinh lợi khuẩn đường ruột, giảm axit tăng kiềm )

+ 21 nụ cười trước gương

+ Đốt bồ kết, gieo hạt kính ơn, kính lỗi ( viết tay phải, tay trái lời kính ơn, lời xin lỗi )

+ Bó chân chạy tại chỗ có nhắc tâm ( làm giảm sự lão hóa của huyết quản, trẻ hóa được 9 năm so với tuổi, trước khi tập nên uống nước ấm bằng nhiệt độ cơ thể ) .

+ Bài thở ( đường link , thở cơ hoành, )

5 đến 7h :

+ Thải độc đại tràng ( đi đại tiện mà phân vàng nổi trong nước )

+ Uống nước

7h đến 9h

+  học tập kiến thức hết khổ ( kiến thức để có cuộc sống bình an, không làm khổ mình, khổ người )

9h đến 10h

+ Đi bộ có ( quan sát, nhắc tâm, tác ý )

( Quan sát: để ý, theo dõi, các hành động trên suy nghĩ, hành động, lời nói )

( Nhắc tâm: là ra 1 câu mệnh lệnh lặp đi lặp lại nhiều lần để tạo thành thói quen )
( Tác ý là: ra một câu mệnh lệnh như ý và theo dõi xem câu mệnh lệnh có được thực hiện theo ý không , ra một câu mệnh lệnh cho thói quen tốt vận hành )

+ Tập thân hành niệm ( tập các động tác trên thân có quan sát, nhắc tâm, tác ý )
+ Thư giãn, nghỉ ngơi , phòng hộ 6 căn ( mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý )

10h đến 12h:

Ăn trưa

12h-13h

+ Nghỉ trưa

13h đến 15h

+  học tập kiến thức hết khổ ( kiến thức để có cuộc sống bình an, không làm khổ mình, khổ người )

15h đến 17h

+ đi kinh hành

+ thư giãn, nghỉ ngơi , phòng hộ 6 căn

17h đến 19h

+ thư giãn

19h đến 21h

+  học tập kiến thức hết khổ ( kiến thức để có cuộc sống bình an, không làm khổ mình, khổ người )

22h đến 03h

+ Đi nghỉ

 

Thời Khóa Tham Khảo Khác

+ 2 -> 5 am: Lạy nhắc tâm, lòng biết ơn, thực hành hạnh người xuất gia 1 ngày đêm.

+ 6 am: Đi khất thực và lao tác đã thực tập Thân hành niệm và chánh ngữ khi giao tiếp.

+ 10 -> 12 am: Thọ trai.

+ 12 -> 2 pm: Nghỉ trưa.

+ 2 -> 5 pm: Thực tập chia sẻ trải lòng tự thân và vệ sinh cá nhân và uống nước ấm.

+ 5 -> 7 pm: Chia sẻ chung bài viết chữ đẹp tay trái và tay phải lúc 2 -> 5 pm trải lòng tự thân để không vận động mạnh và không uống nước giờ này để khỏe thận.

+ 7 -> 10 pm: Nghe pháp.

+ 10 pm: Đi nghỉ ngơi.

 

3* Niệm Lực ( Suy Nghĩ Về Những Điều Thiện Lành Liên Tục )

Như Lý Tác Ý: Như Cái Lý Giải Thoát Mà Tác Ý

“ Có Như Lý Tác Ý, Đau Khổ Chưa Sinh Sẽ Không Sinh , Mà Đã Sinh Thì Sẽ Bị Diệt “

Để có nhiều thời gian tư duy, suy nghĩ về những điều thiện như yêu thương, tha thứ, cảm thông, bình an,

4* Ðịnh lực ( Giữ Những Điều Thiện Lành Trong Mọi Hoàn Cảnh Khó Khăn Nhất )

Thực tập: Không phải là mình quá thông minh, chỉ là mình chịu bỏ nhiều thời gian hơn với những rắc rối

Rèn luyện nâng cao khả năng xử lý những khó khăn trong cuộc sống và vẫn giữ được tâm không động, thanh thản, an ổn, không sự phiền

5* Tuệ lực ( Hiểu Rõ Và Sâu Sắc Nhân Quả , Không Bị Giới Hạn Về Không Gian Và Thời Gian)

Thực tập: quan sát nhân quả mộc, quan sát nhân quả con người, quan sát nhân quả vũ trụ .

Tư duy, đặt câu hỏi hàng ngày về các hiện tượng đời sống để tìm hiểu về nhân và quả

 

Tứ Vô Lượng Tâm ( 4 Hành Động Của Tình Yêu Thương )

 

1* Từ Vô Lượng Tâm ( Thực Tập, Rèn Luyện Lòng Yêu Thương Không Điều Kiện Không Giới Hạn )

Thực tập: Làm những điều lành như ăn thực vật, sống tối giản, đơn giản, ít tiêu thụ sử dụng năng lượng của thiên nhiên vũ trụ , sống không làm khổ mình khổ người.

Hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ vạn vật xung quanh

Giúp đỡ người khác hiểu về ăn thực vật, hiểu về cuộc sống khỏe lành mạnh, khỏe cả về cơ thể, tinh thần, tâm trí.

Nhắc Tâm:

“Trên mọi vật đều có chúng sanh đang ở trên đó. Ta hãy cầm nhẹ nhàng để tránh sự chết chóc và đau khổ của chúng sanh.”

Tất cả chúng sanh đang ở bên ta, hãy ý tứ đừng nên vô tình mà làm đau khổ và chết chóc chúng.”

“Chúng sanh quanh ta rất nhiều từ loài côn trùng nhỏ nhít cho đến các loài thảo mộc yếu mềm, ta đừng đứng trên chúng, vì đứng trên chúng chúng sẽ đau khổ và chết chóc, héo úa.”

“Dưới bước chân ta đi có nhiều loài sinh vật nhỏ nhít, có nhiều loài thảo mộc cỏ cây yếu mềm. Ta hãy bước nhẹ nhàng để tránh tất cả sự đau khổ và chết chóc của muôn loài.”

2* Bi Vô Lượng Tâm ( Cảm Thông Nhân Quả Và Hành Động Yêu Thương Không Điều Kiện, Không Giới Hạn Khi Hiểu Rõ Nhân Quả )

Thực tập:

Mình đi trên xe buýt thấy một bà già bước lên mà không có chỗ ngồi, mình đứng dậy nhường cho bà già đó ngồi, đó là lòng bi. Vì bà già đang yếu đuối, bà không thể nào gượng khi xe dừng hoặc là xe chạy. Cho nên chúng ta nhường chỗ ngồi như vậy là lòng bi chứ không phải lòng từ. Phân biệt được vậy chúng ta mới biết từ như thế nào, bi như thế nào, để thực hiện cho đúng cách của nó.

3* Hỷ Vô Lượng Tâm ( An Vui, Biết Ơn, Lan Tỏa Tự Nhiên Niềm Vui Rộng Lượng Không Điều Kiện, Không Giới Hạn, Khi Thực Tập, Rèn Luyện Những Điều Đúng Đắn Thiện Lành Theo Nhân Quả )

Thực tập:

Muốn trau dồi tâm hỷ vô lượng, ta phải dùng như lý tác ý mà nhắc: “Ta hãy

vui mừng theo ý kiến của người khác, để mình và người đều vui”. Nếu người ta

chấp vào ý kiến của người ta thì mình cũng không nên chống đối làm gì.

 

4* Xả Vô Lượng Tâm ( Thỏa Thuận Trên Nền Tảng Hiểu Biết Nhân Quả, Và Hài Lòng Với Tất Cả Mọi Việc Xảy Ra Không Điều Kiện, Không Giới Hạn )

Không phụ thuộc vào những vật chất, tinh thần bên ngoài

Giảm đi sự yêu thích với sắc ( là những đối tượng của mắt ),

Giảm đi sự yêu thích với Thanh ( là những đối tượng của tai )

Giảm đi sự yêu thích với Hương (( là những đối tượng của mũi )

Giảm đi sự yêu thích với Vị ( là những đối tượng của mũi )

Giảm đi sự yêu thích với Xúc ( là những đối tượng của thân )

Giảm đi sự yêu thích với Pháp ( vật chất, kiến thức bên ngoài ),  là những đối tượng của ý thức, vô thức, trí nhớ )

tiền ( vật chất ), danh tiếng, ăn, ngủ

https://drive.google.com/drive/folders/1AZtVRy40TS22vKgoB3TC1mJUuF6tGsAv?usp=share_link

Thực tập là phải siêng năng, bền chí, kinh hành nhiều

(đức Phật ngày xưa đã kinh hành rất nhiều về đêm, và Ngài ngủ rất ít).

 

Tứ Bất Hoại Tịnh

( Bốn Điều Không Nên Thay Đổi Trong Suy Nghĩ, Thực Tập, Rèn Luyện )

1* Niệm Phật ( Giữ Suy Nghĩ, Thực Tập, Rèn Luyện Sống Như Đức Phật Thích Ca )

Thực tập: tìm hiểu cách sống, thực hành của Đức Phật Thích Ca

Sau đó thực tập theo có kết quả ngay liền, rèn luyện thuần thục hàng ngày để trở thành phản xạ

2* Niệm Pháp ( Nhắc Tâm, Hướng Tâm, Tác Ý Đều Đặn Để Xả Tâm Theo Đúng Quy Luật Thay Đổi Của Tự Nhiên )

Thực tập: tìm hiểu về nhân quả thảo mộc, tìm hiểu về các quy luật vận hành của tự nhiên,

3* Niệm Tăng ( Giữ Suy Nghĩ, Thực Tập, Rèn Luyện Sống Như Những Bậc Thiện Hữu Tri Thức Đã Làm Chủ Sinh Già Bệnh Chết Bằng Tri Kiến Giải Thoát )

Thực tập: hành động , rèn luyện theo các phương pháp mà những bậc thiện hữu tri thức đã giải thoát thực hiện.

4* Niệm Giới ( Giữ Suy Nghĩ, Thực Tập, Rèn Luyện Theo Những Thói Quen Tốt Khi Hiểu Rõ Quy Luật Nhân Quả Và Quy Luật Tự Nhiên )

Thực tập: ăn thực vật, ăn ngày 1 bữa, ….

 

Tứ Chánh Cần  ( Bốn Điều Đúng Đắn Cần Siêng Năng Thực Tập Rèn Luyện Hàng Ngày )

Ngăn Ác, Diệt Ác, Sinh Thiện, Tăng Trưởng Thiện Là Đệ Nhất Xả Tâm

Tứ Chánh Cần cần rèn luyện trước Tứ Niệm Xứ

1* Ngăn ác pháp ( Hướng Tâm, Nhắc Tâm, Tác Ý Cho Hết Lo, Buồn, Giận, Sợ, Tham, Ngã Mạn, Nghi Ngờ… Trong Sinh Hoạt, Đời Sống Hàng Ngày Để Không Làm Khổ Mình, Khổ Người )

2* Diệt ác pháp ( Hiểu Rõ Nhân Quả Của Lo, Buồn, Giận, Sợ, Tham, Ngã Mạn, Nghi Ngờ… Thì Ác Pháp Tự Khắc Không Còn Tồn Tại Trong Tâm Mình Nữa )

3* Sanh thiện pháp ( Bắt Đầu Với Thiện Pháp Theo 3 Cấp Độ :

Cấp 1: Nhiều Mong Muốn Cá Nhân Đến Ít Mong Muốn Cá Nhân Đến Hết Mong Muốn Cho Cá Nhân, Nhiều Tức Giận Đến Ít Tức Giận, Rồi Hết Giận, Từ Nhiều Nghi Ngờ Đến Ít Nghi Ngờ Rồi Đến Hết Nghi Ngờ, Từ Nhiều Ngã Mạn Đến Ít Ngã Mạn Rồi Hết Ngã Mạn, Từ Nhiều Lo Lắng Đến Ít Lo Lắng Đến Hết Lo Lắng, Từ Nhiều Chuyện Buồn Đến Ít Buồn Rồi Hết Buồn, Từ Nhiều Sợ Đến Ít Sợ Rồi Hết Sợ, Từ Nhiều Sự Chán Đến Ít Chán Rồi Hết Chán.

Cấp 2: Rèn Luyện Tứ Vô Lượng Tâm  ( Từ, Bi, Hỉ , Xả )

Cấp 3: Tâm Không Động, Thanh Thản, An Ổn, Không Sự Phiền

4* Tăng trưởng thiện pháp ( Duy Trì Suy Nghĩ, Hành Động, Thực Tập, Rèn Luyện Được Thiện Pháp Trong Thời Gian Dài )

 

Tứ Niệm Xứ ( Tư Duy, Hiểu Rõ Nhân Quả Về Đặc Tính, Đặc Tướng, Hành Tướng Của Thân, Thọ, Tâm, Pháp )

Tâm Bất Động Mới Rèn Luyện Tứ Niệm Xứ

Trên Thân Tư Duy Sâu Sắc Về Cơ Thể, Cảm Giác, Tâm, Pháp

1* Quán Thân

( Tư Duy, Hiểu Rõ Nhân Quả Về Đặc Tính, Đặc Tướng, Hành Tướng Của Cơ Thể, Hành Động, Ý Nghĩ Con Người )

2* Quán Thọ

(  Tư Duy, Hiểu Rõ Nhân Quả Về Đặc Tính, Đặc Tướng, Hành Tướng Của Cảm Giác, Cảm Xúc Của Cơ Thể Con Người, Hành Động, Ý Nghĩ Con Người )

Ví dụ: Cảm xúc vui, buồn, bình an chỉ là nhất thời, sẽ sớm qua đi, nên ta chỉ biết và quan sát khi có cảm giác, cảm xúc chứ không khổ vì cảm giác, cảm xúc của cơ thể .

Lo, buồn, giận, sợ, nghi ngờ, ngã mạn, mong muốn, chán … yêu thương, tha thứ, cảm thông…

Các cảm giác, cảm xúc này đều là những chất hóa học ( là những phản ứng hóa học có điều kiện bên trong ta ) ta chỉ cần bỏ đi những yêu cầu điều kiện do ta tự đặt ra là ta sẽ hết những cảm xúc, cảm giác tiêu cực,

Ta chỉ cần bỏ đi những điều kiện là ta có thể tự sinh ra những cảm giác, cảm xúc dễ chịu, yêu thương, tha thứ , cảm thông, hạnh phúc… ( ta có thể tự làm chủ quá trình sinh ra các chất hóa học từ bên trong cơ thể ) ( những chất hóa học mang đến cảm giác dễ chịu như oxytocin, dopamine, serotonin … )

3* Quán Tâm

( Tư Duy, Hiểu Rõ Nhân Quả Về Đặc Tính, Đặc Tướng, Hành Tướng Của Tâm )

 

Tâm Là :

6 Căn Tiếp Xúc Với 6 Trần

6 Thức ( Nhãn Thức, Tỷ Thức, Nhĩ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức, Ý Thức, Vô Thức, Trí Nhớ)

Thực tập: loại bỏ những suy nghĩ không cần thiết, tập trung vào những suy nghĩ thiện

4* Quán Pháp ( Hiểu Rõ Sự Vật Hiện Tượng, Cuộc Sống Hàng Ngày Theo Nhân Quả )

Thực tập: Quan sát các sự vật hiện tượng bên ngoài ( từ tự nhiên như đất, nước, gió , lửa , con người, cây cối, sinh vật …) để đúc rút và hiểu rõ được quy luật của tự nhiên, từ đó áp dụng vào cuộc sống để sống bình an không làm khổ mình, khổ người.

Thực tập: xem bộ phim

Earth From Space [Vietsub]- Trái Đất Nhìn Từ Không Gian

 

Thất Giác Chi

( Bảy Khả Năng Cần Rèn Luyện Nhiều Lần, Thường Xuyên Cho Đến Thuần Thục, Nhuần Nhuyễn Để Trở Thành Phản Xạ Tự Nhiên Mà Ai Cũng Làm Được Nếu Thực Tập Đúng Đắn, Đầy Đủ, Đều Đặn )

1* Niệm Giác Chi ( Thuần Thục, Nhuần Nhuyễn Thành Khả Năng Hướng Tâm Suy Nghĩ Về Nhân Quả, Những Điều Đúng Đắn Thiện Lành Theo Quy Luật Tự Nhiên Một Cách Hiệu Quả )

2* Tinh Tấn Giác Chi ( Đều Đặn, Thuần Thục, Nhuần Nhuyễn Thành Khả Năng Theo Tác Ý Hiệu Quả)

3* Khinh An Giác Chi ( Thuần Thục, Nhuần Nhuyễn Thành Khả Năng Có Sự Bình Yên, Thanh Thản, Tự Nhiên )

4* Hỷ Giác Chi ( Thuần Thục, Nhuần Nhuyễn Thành Khả Năng Có Niềm Vui An Lành Tự Nhiên )

5* Ðịnh Giác Chi ( Thuần Thục, Nhuần Nhuyễn Thành Khả Năng Hướng Tâm, Nhắc Tâm Giữ Ý Chí Vượt Khó Trong Mọi Hoàn Cảnh Phù Hợp Hiệu Quả )

6* Xả Giác Chi ( Thuần Thục, Nhuần Nhuyễn Thành Khả Năng Hướng Tâm, Nhắc Tâm Xả Tâm Không Sự Phiền Tự Nhiên Hiệu Quả )

7* Trạch Pháp Giác Chi ( Tư Duy, Suy Nghĩ Kĩ Lưỡng Phù Hợp Có Hiệu Quả Về Nhân Quả, Những Điều Đúng Đắn Và Điều Chưa Đúng Đắn Theo Quy Luật Tự Nhiên )

 

Tứ Như Ý Túc ( Bốn Kĩ Năng Khởi Ý Tự Nhiên Sẽ Có Sau Khi Thuần Thục Thất Giác Chi )

1* Dục Như Ý Túc (  Đầy Đủ Như Ý Muốn Trên Nền Tảng Hiểu Sâu Sắc Về Nhân Quả, Và Quy Luật Tự Nhiên Rồi Khởi Ý Một Lần Là Được Đầy Đủ Theo Ý Thiện Lành )

2* Tinh Tấn Như Ý Túc ( Tác Ý 1 Lần Là Được )

3* Ðịnh Như Ý Túc ( Khi Nhân Rèn Luyện Định Lực Đầy Đủ, Thì Chỉ Cần Tác Ý 1 Lần Là Quả Tự Nhiên Nở Hoa Theo Ý Định )

4* Tuệ Như Ý Túc ( Tư Duy, Tác Ý Thấu Suốt Sâu Sắc Nhân Quả, Các Quy Luật Tự Nhiên Và Trí Tuệ Muốn Gì Thì Thân Tâm Làm Đầy Đủ Như Ý )